Kỹ thuật chụp ảnh cơ bản

kỹ thuật chụp ảnh cơ bản

Kỹ thuật chụp ảnh cơ bản

Chụp ảnh đẹp là mong muốn của rất nhiều người, không chỉ người cầm máy mà cả người được chụp cũng muốn có những bức ảnh đẹp. Bởi thế mà nhiều người đã bỏ tiền đi thuê photographer chuyên nghiệp để chụp ảnh cho mình, các photographer thì cũng không ngừng học hỏi để chụp ngày càng đẹp hơn, có được nhiều khách hàng hơn. Bài viết này sẽ chia sẻ một số kỹ thuật chụp ảnh cơ bản, đơn giản nhưng rất hữu ích đối với những bạn đang tập chụp, giúp các bạn xác định được những vấn đề cần phải giải quyết khi chụp ảnh.

KHOÁ HỌC CHỤP ẢNH CHÂN DUNG

kỹ thuật chụp ảnh cơ bản

1. Làm quen với máy ảnh và ống kính

Việc đầu tiên bạn cần làm chính là làm quen với chiếc máy ảnh của bạn, nhất là khi bạn sử dụng máy ảnh ống kính rời, nghĩa là bạn phải tập chụp với các tính năng của một chiếc máy ảnh chuyên nghiệp. Một số kỹ thuật bạn cần phải biết như: Tháo lắp ống kính, lấy nét, đo sáng, thiết lập loại file ảnh (raw/jpg), thiết lập kích thước ảnh (độ phân giải), chọn hệ màu (sRGB hay Adobe RGB), cân bằng trắng,… Đây là những kỹ thuật chụp ảnh cơ bản mà bạn cần phải làm quen trước khi nghĩ đến việc chụp được những bức ảnh đẹp.

kỹ thuật chụp ảnh cơ bản

2. Làm quen với các chế độ chụp

Hiện có 4 chế độ chụp phổ biến mà bạn nên tập cho quen, đó là Auto, Av, Tv, M. Đầu tiên bạn có thể để chế độ chụp tự động hoàn toàn (Auto), khi đó bạn chỉ cần giơ máy lên, chọn góc, lấy nét và chụp. Máy ảnh sẽ tự động điều chỉnh các thông số ánh sáng sao cho phù hợp nhất. Thời gian đầu bạn nên chụp Auto để có thời gian tập trung vào việc chọn góc chụp, tập lấy nét và chụp sao cho vững (không bị rung tay).

Sau khi bạn chọn góc, lấy nét và vững tay rồi thì sẽ chuyển dần sang chế độ chụp Av và Tv. Trong đó chế độ chụp ưu tiên khẩu độ Av sẽ cho phép bạn chọn khẩu độ và iso, còn máy ảnh sẽ tự điều khiển tốc độ sao cho bức ảnh có ánh sáng phù hợp nhất. Còn chế độ chụp ưu tiên tốc độ Tv sẽ cho bạn xác định trước tốc độ và iso, máy ảnh sẽ tự điều chỉnh khẩu độ cho phù hợp.

Sau khi bạn đã thành thạo với chế độ chụp Av và Tv thì bạn có thể chuyển sang chế độ chụp chỉnh tay hoàn toàn (M – Manual). Đây là chế độ dành cho các photographer chuyên nghiệp, khi đó bạn sẽ tự thiết lập khẩu độ, tốc độ và iso sao cho có được bức ảnh ưng ý nhất. Làm chủ được khẩu độ, tốc độ và iso chính là những kỹ thuật chụp ảnh cơ bản nhất. Vì vậy, hãy dành thời gian rèn luyện để làm chủ được chế độ chụp này nhé.

kỹ thuật chụp ảnh cơ bản

3. Làm quen với thanh đo sáng

Hãy tập nhìn vào thanh đo sáng trước khi chụp, nó sẽ báo cho bạn biết tấm ảnh sẽ đủ sáng, dư sáng hay thiếu sáng. Nếu thanh đo sáng nằm ở giữa nghĩa là ảnh sẽ đủ sáng, và bạn có thể bấm máy. Nếu thanh đo sáng nghiêng về bên trái nghĩa là ảnh sẽ thiếu sáng. Còn thanh đo sáng nghiêng về bên phải nghĩa là ảnh sẽ dư sáng. Khi ảnh thiếu sáng hoặc dư sáng thì bạn cần điều chỉnh 3 thông số khẩu độ, tốc độ và iso để đưa thanh đo sáng về giữa (đủ sáng). Kiểm soát lượng ánh sáng đi vào cảm biến là một kỹ thuật chụp ảnh quan trọng mà ai cũng cần phải nắm vững.

kỹ thuật chụp ảnh cơ bản

4. Làm chủ ống kính zoom và fix

Hiện có 2 loại ống kính là ống zoom và ống fix. Ống zoom cho phép bạn zoom ra zoom vào (thay đổi tiêu cự ống kính), còn ống fix thì chỉ có 1 tiêu cự cố định. Mỗi loại ống kính đều có điểm mạnh và điểm yếu riêng. Để chụp ảnh đẹp thì bạn buộc phải thành thạo hai loại ống kính này, cách tốt nhất là trải nghiệm thật nhiều, rồi bạn sẽ hiểu được sự khác nhau của hai loại ống kính. Khi đã nắm vững rồi thì tuỳ theo mục đích chụp của bạn để chọn loại ống kính phù hợp.

kỹ thuật chụp ảnh cơ bản

5. Làm chủ khẩu độ

Điều chỉnh khẩu độ ngoài việc thay đổi lượng ánh sáng đi vào máy ảnh, còn thay đổi luôn độ sâu trường ảnh (DOF – Depth Of Field). Nghĩa là quyết định đến độ xoá phông của ảnh, điều này rất quan trọng khi chụp ảnh chân dung. Vì vậy, kiểm soát được DOF là một kỹ thuật quan trọng trong chụp ảnh cơ bản.

kỹ thuật chụp ảnh cơ bản

6. Tập chụp với các bối cảnh khác nhau

Mỗi bối cảnh sẽ có cách chụp khác nhau, nên người chụp ảnh phải tập làm quen với nhiều loại bối cảnh như: chụp ngoại cảnh, chụp trong studio, chụp trong phim trường, chụp trong quán café, chụp ở công viên, chụp đường phố, chụp ở biển… Điều này đòi hỏi bạn dành nhiều thời gian để tập luyện, khi đã thông thạo với nhiều bối cảnh thì bạn sẽ tự tin mỗi khi chụp ảnh, nhất là chụp ảnh thương mại cho khách hàng.

kỹ thuật chụp ảnh cơ bản

7. Làm quen với các loại ánh sáng

Ánh sáng là nhiếp ảnh, nhiếp ảnh là ánh sáng. Ánh sáng đúng thì bức ảnh sẽ đẹp, ánh sáng sai thì bức ảnh sẽ hỏng. Có một số loại ánh sáng thường gặp là: Ánh sáng tản, ánh sáng trực tiếp, ánh sáng cửa sổ, ánh sáng bóng râm, ánh sáng buổi sáng, ánh sáng buổi chiều, ánh sáng bình minh/hoàng hôn, ánh sáng đèn, ánh sáng môi trường… Làm chủ ánh sáng là một kỹ thuật khó, không chỉ ở level chụp ảnh cơ bản mà cả level chụp ảnh nâng cao cũng cần phải tập luyện chăm chỉ thì mới làm chủ được ánh sáng, từ đó ứng dụng để có được những bức ảnh như ý.

kỹ thuật chụp ảnh cơ bản

8. Chụp chân dung

Chụp ảnh chân dung là thể loại được nhiều người tập tành khi mới bắt đầu chơi ảnh. Vì chụp ảnh chân dung rất dễ thực hiện, bạn có thể chụp cho gia đình, bạn bè, đồng nghiệp… Hầu như lúc nào bạn cũng có thể chụp để rèn luyện tay nghề. Vì vậy, khi mới đến với nhiếp ảnh, hãy tập chụp chân dung thật nhiều để nâng cao tay nghề của bạn. Hơn nữa, nếu bạn chụp ảnh chân dung đẹp thì sẽ có cơ hội bắt đầu chụp ảnh thương mại.

9. Thường xuyên offline

Tham gia vào một nhóm nhiếp ảnh và thường xuyên tổ chức các buổi offline để tập chụp và cùng nhau tiến bộ là một ý tưởng tuyệt vời. Nó sẽ mang lại cho bạn rất nhiều cảm hứng và động lực để phát triển khả năng nhiếp ảnh của bạn.

kỹ thuật chụp ảnh cơ bản

KHOÁ HỌC CHỤP ẢNH EM BÉ

10. Tham gia các cộng đồng nhiếp ảnh

Bạn cũng nên tham gia vào các cộng đồng nhiếp ảnh đang hoạt động rất tích cực trên internet hiện nay, nhất là các mạng xã hội. Hãy mạnh dạn up ảnh để mọi người góp ý cho bạn, khi đó bạn sẽ nhận ra được những điểm hạn chế của mình để khắc phục dần. Sinh hoạt trong một cộng đồng cũng giúp bạn mạnh dạn hơn và học hỏi được rất nhiều ý tưởng hay. Từ đó sẽ giúp bạn duy trì cảm hứng để gắn bó lâu dài với nhiếp ảnh.

Trên đây là một số chia sẻ thực tế về kỹ thuật chụp ảnh cơ bản. Còn nhiều kỹ thuật khác nữa nhưng vì bài viết quá dài nên tôi chỉ chọn ra một vài điều quan trọng để chia sẻ với bạn, hy vọng giúp ích được gì đó cho bạn trong giai đoạn đầu đến với nhiếp ảnh. Xin chúc bạn tìm được nhiều niềm vui khi cầm máy.

Cường K Photographer
Blog cá nhân: http://cuongk.com
Website Studio: https://boldstudio.vn
Học viện khởi nghiệp nhiếp ảnh: http://bold.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/boldacademy/
Facebook: https://www.facebook.com/cuong.kien
Email: cuongbold@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *