HỌC KHỞI NGHIỆP NHIẾP ẢNH Ở ĐÂU?

Như mọi người đã biết, để theo đuổi nghề nhiếp ảnh chuyên nghiệp thì bắt buộc phải giỏi 2 kỹ năng quan trọng. Kỹ năng thứ nhất là “Chụp ảnh đẹp”, kỹ năng thứ hai là “Khởi nghiệp nhiếp ảnh”, nghĩa là làm sao để bán được dịch vụ chụp ảnh của mình ra thị trường. Hiện nay ở Việt Nam có khá nhiều nơi dạy về kỹ năng chụp ảnh nên không lo không biết học ở đâu. Nhưng với kỹ năng khởi nghiệp nhiếp ảnh thì khác, hiện chưa có trường nào dạy về kỹ năng này cả. Do đó, bài viết này ra đời để tư vấn thật chi tiết cho những bạn đang muốn khởi nghiệp nhiếp ảnh. Tôi sẽ không nói về chuyên môn chụp ảnh trong bài viết, mà chỉ xin tập trung vào nội dung khởi nghiệp nhiếp ảnh mà thôi.

Để học kỹ năng khởi nghiệp nhiếp ảnh ở thị trường Việt Nam, bạn có thể tham khảo các nguồn sau đây:

KHOÁ HỌC CHỤP ẢNH CHÂN DUNG

1. Sách: Mỗi khi muốn học bất cứ điều gì, thì việc đầu tiên mọi người thường nghĩ đến là sách. Vì sách là nguồn gốc của tri thức, nên ta có thể học được rất nhiều điều bổ ích từ sách. Nhưng riêng với chủ đề “Khởi nghiệp nhiếp ảnh” thì lại chưa có cuốn sách nào nói về chủ đề này. Nên tạm thời bạn chưa thể tham khảo từ sách được.

2. Internet: Internet là nguồn tài nguyên vô tận, nếu biết khai thác thì bạn sẽ học được rất nhiều điều tuyệt vời. Xin chúc mừng bạn là hiện đã có 1 website chuyên chia sẻ những kiến thức về chủ đề khởi nghiệp nhiếp ảnh, bạn có thể tham khảo ở đây nhé:

http://bold.vn

3. Học từ đối thủ: Đây có lẽ là cách được áp dụng nhiều nhất. Do không có nơi để học nên việc nhìn vào những studio, photographer đi trước họ đang làm gì để học theo là cách mà rất nhiều người đang làm. Tuy nhiên, trong kinh doanh, nếu không có sự hiểu biết sâu sắc về kinh doanh, về marketing, về thị trường, thì khi nhìn vào đối thủ ta chỉ có thể thấy được phần nổi của tảng băng trôi. Nghĩa là ta chỉ nhìn thấy được một phần nhỏ những việc mà đối thủ làm, mà không thấy được phần chìm bên dưới mặt nước. Nên việc bắt trước đối thủ đa phần là không mang lại hiệu quả. Trong kinh doanh có câu thành ngữ “Monkey see, monkey do” là nhằm để nói về những hành động bắt trước như vậy. Nghĩa là giống như con khỉ, nó nhìn thấy người ta làm sao thì bắt trước làm y chang như vậy, mà không hiểu lý do vì sao lại làm như vậy.

Chính vì thế, trong kinh doanh không nên bắt trước đối thủ, mà chỉ nên học hỏi mà thôi. Tuy nhiên, việc học từ đối thủ chỉ hiệu quả khi bạn hiểu rất rõ về kinh doanh, về thị trường, về marketing và bán hàng.

4. Học từ các trường kinh tế: Có thể nói ngay việc học từ các trường kinh tế (cho dù là khoá học dài hạn hay ngắn hạn), thì những kiến thức học được sẽ không phù hợp, không áp dụng được. Lý do là vì các mô hình kinh doanh, các chiến lược marketing mà các trường kinh tế dạy là để phục vụ cho các công ty lớn, không phù hợp với hình thức kinh doanh nhỏ lẻ như studio, photographer.

5. Tham gia các khoá học khởi nghiệp: Hiện nay phong trào khởi nghiệp ở Việt Nam đang nở rộ, đi đâu cũng thấy các khoá học khởi nghiệp mở ra nhiều như nấm sau mưa. Hãy tỉnh táo khi tham gia các khoá học này, vì có rất nhiều người chưa khởi nghiệp mà đã đi dạy. Hơn nữa, kiến thức khởi nghiệp trong các khoá học này là kiến thức chung, vì học viên đến từ khắp các ngành nghề khác nhau. Nên họ chỉ có thể dạy chung chứ không thể dạy riêng về khởi nghiệp nhiếp ảnh. Vì vậy, sau khi học xong bạn không thể áp dụng được ngay, mà cần có thêm nhiều thời gian để chuyển đổi những kiến thức chung đó để áp dụng riêng cho lĩnh vực khởi nghiệp nhiếp ảnh. Theo kinh nghiệm thực tế của tôi, tỷ lệ thành công là dưới 10%.

6. Học từ thợ săn hổ: Tham gia vào thị trường, cạnh tranh với đối thủ để kiếm cho mình những người khách hàng được ví như việc đi săn. Giống như một người thợ săn hổ vào rừng và săn những con hổ đang lẩn trốn trong rừng. Việc săn hổ chỉ dành cho những người thợ săn hổ chuyên nghiệp, chứ không dành cho những giáo sư nghiên cứu về hổ, và cũng không dành cho thợ săn voi. Vì những kỹ năng săn hổ khác với kỹ năng săn voi, và kỹ năng khởi nghiệp nhiếp ảnh khác với kỹ năng khởi nghiệp shop thời trang hay mỹ phẩm. Vì vậy, để săn được hổ thì bạn phải học từ người thợ săn hổ. Và để khởi nghiệp nhiếp ảnh thì bạn phải học từ chính những người khởi nghiệp nhiếp ảnh đi trước, những người có kinh nghiệm thực chiến chứ không phải lý thuyết suông.

Việc ví von như trên không nhằm mục đích cường điệu hoá khởi nghiệp nhiếp ảnh giống như săn hổ. Mà chỉ nhằm giúp mọi người dễ hình dung nhất để nắm được ý nghĩa mà bài viết muốn truyền đạt mà thôi.

Nếu như bạn tìm được một người Mentor, một người đã và đang khởi nghiệp nhiếp ảnh để hướng dẫn cho bạn thì đó là một điều tuyệt vời nhất. Cũng cần lưu ý là “học từ người đi trước” sẽ không đảm bảo thành công 100% cho bạn, vì chỉ có bạn là người quyết định mình sẽ thành công hay không. Thành công phụ thuộc vào nỗ lực của bạn. Tuy nhiên, việc học từ những người đi trước sẽ cho bạn lợi thế rất lớn để đạt được thành công trong nhiếp ảnh.

Trên đây là những chia sẻ được rút ra từ chính kinh nghiệm thực tế của tôi trong hành trình khởi nghiệp nhiếp ảnh của mình. Mong rằng sẽ giúp ích được chút gì đó cho bạn. Chúc bạn thành công với đam mê nhiếp ảnh của mình nhé.

KHOÁ HỌC CHỤP ẢNH EM BÉ

Cường K Photographer
Blog cá nhân: http://cuongk.com
Website Studio: https://boldstudio.vn
Học viện khởi nghiệp nhiếp ảnh: http://bold.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/boldacademy/
Facebook: https://www.facebook.com/cuong.kien
Email: cuongbold@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *