Chụp ảnh chân dung cơ bản

chụp ảnh chân dung cơ bản

Chụp ảnh chân dung cơ bản

Một khi đã chơi nhiếp ảnh thì chắc hẳn có rất nhiều bạn thích chụp ảnh chân dung, đơn giản là vì chụp chân dung thì bạn sẽ có cơ hội chụp các model xinh đẹp, tham gia các buổi offline đầy cảm hứng, và quan trọng nếu chụp chân dung đẹp thì bạn có thể kiếm tiền từ chụp ảnh. Tuy nhiên, thích là một chuyện, nhưng không phải ai cũng làm chủ được thể loại chụp ảnh chân dung này. Trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ một số điểm cần lưu ý dành cho người mới chụp chân dung.

Để chụp ảnh chân dung thì bạn cần tập trung vào các nội dung sau:

1. Kỹ thuật chụp ảnh

Bao gồm các kiến thức về nhiếp ảnh cơ bản, ví dụ như: Biết cách thao tác máy, lấy nét, đo sáng, bố cục, cân bằng trắng, điều chỉnh khẩu độ, tốc độ, ISO, DOF, Picture style, Image quality, Color space, thành thạo các chế độ chụp, … Nói chung là bạn cần có kiến thức và kỹ thuật chụp ảnh, ít nhất ở mức độ cơ bản.

chụp ảnh chân dung cơ bản

2. Ánh sáng

Đây là một chủ đề lớn và vô cùng thú vị, đòi hỏi bạn dành nhiều thời gian và công sức để nghiên cứu, học hỏi. Nhưng ở mức độ cơ bản thì bạn nên tìm hiểu về ánh sáng tự nhiên trước, như vậy là bạn đã có thể chụp ảnh chân dung ngoại cảnh. Còn các kiến thức về ánh sáng trong studio, hay trong nhà thì từ từ nghiên cứu sau. Đối với ánh sáng tự nhiên thì bạn nên tìm hiểu về các loại ánh sáng như: Ánh sáng tản, ánh sáng gắt, ánh sáng cửa sổ, ánh sáng open shade, ánh sáng giờ vàng… Chỉ khi am hiểu về ánh sáng thì bạn mới có thể chụp chân dung tốt được.

3. Hiểu về tiêu cự ống kính

Bạn nên dành thời gian tìm hiểu chiếc ống kính của mình, xem nó có tiêu cự bao nhiêu. Vì mỗi tiêu cự sẽ có hiệu ứng khác nhau, cách chụp cũng khác nhau. Chụp chân dung thì nên chọn tiêu cự từ 50mm trở lên, vì các tiêu cự rộng hơn sẽ khiến nhân vật bị biến dạng (hay còn gọi là bị méo). Tiêu cự càng rộng thì góc chụp sẽ rộng, đối với người mới thì sẽ khó kiểm soát khung hình. Hãy trải nghiệm những tiêu cự mà bạn đang có, tìm ra khoảng cách lý tưởng giữa máy và nhân vật, cũng như tìm ra độ cao của máy đối với mỗi loại tiêu cự khác nhau, như vậy bạn sẽ có những bức ảnh chân dung cân đối, không làm cho nhân vật bị mập, bị thấp, hay bị méo.

chụp ảnh chân dung cơ bản

4. Nghệ thuật tương tác với nhân vật

Nếu bạn chụp model chuyên nghiệp thì phần diễn xuất bạn không cần quan tâm, vì model chuyên nghiệp nghĩa là họ có “nghề diễn” trước ống kính. Nên việc diễn xuất họ sẽ rành hơn bạn, vì vậy bạn chỉ cần tập trung vào công việc chụp ảnh mà thôi. Tuy nhiên không phải lúc nào bạn cũng chụp model chuyên nghiệp, mà đa phần là bạn chụp các model không chuyên (hay nghiệp dư), hoặc chụp cho khách hàng, người thân, bạn bè. Những người này chắc chắn họ không biết diễn, thậm chí có khi chưa chụp với máy chuyên nghiệp bao giờ. Vậy thì bạn không thể bắt họ tự diễn được, bạn nói “em cứ tự nhiên đi” nhưng thực tế là họ không thể tự nhiên. Nếu rơi vào trường hợp này thì toàn bộ phần tạo dáng sẽ do người cầm máy chịu trách nhiệm, nếu bạn làm không tốt thì bộ ảnh xem như hỏng, vì đơn giản “thần thái hay ít nhất là sự tự nhiên” là điều quan trọng nhất trong ảnh chân dung. Một bộ ảnh có thể đẹp về mọi mặt (kỹ thuật, ánh sáng, màu sắc, retouch, bố cục, bối cảnh, trang phục, make-up) nhưng nếu nhân vật bị “đơ” thì vẫn xem như bỏ. Vì vậy, người cầm máy chính là một nhà tâm lý, hiểu được tâm lý nhân vật/khách hàng của mình, khéo léo trong giao tiếp, hiểu biết về tạo dáng, nếu bạn giỏi những kỹ năng này thì bạn sẽ tự tin chụp bất cứ ai, và giúp nhân vật của mình tự nhiên trong mỗi bức ảnh. Nghệ thuật tương tác với nhân vật là một kỹ năng khó, ở mức độ cơ bản thì bạn khó có thể làm được. Nhưng nếu bạn thực sự yêu thích chụp ảnh chân dung thì hãy dành thời gian tìm hiểu từ từ, rồi sẽ đến lúc bạn vượt qua được giới hạn này.

chụp ảnh chân dung cơ bản

Trên đây là một số chia sẻ của mình về thể loại chụp ảnh chân dung, những kiến thức này không phải là tất cả, vì chụp ảnh chân dung còn đòi hỏi nhiều hơn thế, ví dụ như bạn cũng cần phải có sự hiểu biết về makeup, lựa chọn trang phụp, chọn bối cảnh phù hợp với concept… Nhưng đối với những bạn mới tập chụp chân dung thì tạm thời không nên phân tán quá nhiều, mà hãy tập trung vào những điều cơ bản và dễ làm trước, sau khi làm tốt rồi thì có thể nghiên cứu sâu hơn. Xin chúc bạn tìm được nhiều cảm hứng khi dấn thân vào thể loại chụp chân dung. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về nhiếp ảnh, hãy comment bên dưới, mình sẽ viết bài tư vấn cho bạn ở các bài viết tiếp theo.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *